1. Chào mừng đến với CaravanVN!
    Nếu bạn thấy nơi đây thú vị, tại sao lại không đăng ký tham gia để trao đổi cùng mọi người. :)
    Bỏ qua thông báo này

" Làng Chăm Châu Giang " ở An Giang

Thảo luận trong 'Điểm đến Caravan' bắt đầu bởi Luongtran0711, 1/12/22.

  1. Luongtran0711

    Luongtran0711 Thành viên mới

    Tham gia:
    27/8/22
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    7
    Làng Chăm, An Giang, Làng Chăm Châu Giang là điểm du lịch ấn tượng rất gần với Châu Đốc. Nơi đây chỉ cách Châu Đốc một con sông với khoảng cách là 5km đường bộ và hơn 3km đường sông. An Giang có tới 11 làng Chăm với khoảng 3500 hộ dân sinh sống. Làng Chăm nằm bên bờ Châu Giang (bên bờ sông Hậu Giang và Khánh Bình). Nơi đây thuộc vào huyện Châu Phú, Châu Thành, Tân Châu. Một số ít nằm tại hai thành phố Châu Đốc và Long Xuyên. Nơi đây là điểm du lịch nổi tiếng với những nét văn hóa, đặc sắc cuộc sống đậm tín ngưỡng hồi giáo. Nơi đây vẫn còn lưu giữ những phong tục truyền thống kiểu nhà sàn của miền sông nước.
    Những nét văn hóa truyền thống của người Chăm vẫn còn được lưu giữ. Nơi đây vẫn còn nghề dệt thổ cẩm truyền thống cùng tục sinh sống nhà sàn. Người dân nơi đây theo tín ngưỡng Hồi giáo với những phong tục, nét văn hóa rất riêng. Rất nhiều nghệ sĩ, nhà văn hay nhà thơ đến nơi đây để lấy cảm hứng sáng tác.
    Đến với Làng Chăm, An Giang không thể bỏ qua thánh đường Mubarak. Nơi đây mang đậm nét văn hóa tín ngưỡng của cộng đồng người Chăm theo đạo Hồi. Kiến trúc tháp tròn, cổng chính có hình vòng cung rất ấn tượng. Phần nóc có tháp lớn hình bầu dục với hai tầng rất lạ mắt. Chân tháp được thiết kế hình trăng lưỡi liềm, ngôi sao biểu tượng cho đạo Hồi. Do theo Hồi Giáo nên các làng đều có thánh đường để cầu nguyện. Thánh đường có quy mô lớn hay nhỏ là tùy theo quy mô mỗi làng. Về kiến trúc thánh đường thì luôn có biểu tượng mặt trời và vầng trăng khuyết, cửa và nóc đều có hình vòm. Tông màu chủ đạo của thánh đường nổi lên luôn là màu trắng.
    • Người làng Chăm rất coi trọng khu vực Thánh Đường vì nơi đẫy diễn ra những nghi lễ quan trọng.
    • Mỗi năm người Chăm đều cần thực hiện tháng Ramadan nhịn ăn, thực hiện cầu nguyện mỗi ngày 5 lần.
    • Người Chăm An Giang sẽ kiêng không ăn thịt lợn.
    • Con trai sẽ không được uống rượu và đeo vàng, đây là tập tục bắt buộc.
    • Tập tục ăn bốc nổi bật, đặc biệt thấy ở một số nơi và ở những người có chức sắc tại Thánh Đường.
    • Ngày trước người Chăm còn lưu giữ tập tục đó là các cô gái Chăm Islam sẽ bị cấm cung từ lúc bắt đầu dậy thì cho tới lúc lấy chồng. Tập tục này hiện nay đã không còn và được xóa bỏ.
    Tại Làng Chăm, An Giang người dân nơi đây kỷ niệm sẽ có 3 ngày lễ lớn:
    • Lễ Roja diễn ra vào ngày 10/12 theo Hồi lịch.
    • Lễ Ramadan còn được biết đến là ngày lễ ăn chay diễn ra vào 12/3 theo Hồi lịch.
    • Lễ sinh nhật của Giáo chủ Mohamed diễn ra ngày 12/3 theo Hồi lịch.
    Nghề dệt thổ cẩm là nghề truyền thống đã có tuổi đời hàng trăm năm tại nơi đây. Vải dệt nơi đây mang đậm phong cách văn hóa rất riêng, dệt thủ công với những món hàng thổ cẩm ấn tượng. Nơi đây còn có nghề làm trang sức truyền thống rất độc đáo. Trong quá khứ, dệt thổ cẩm dường như là nghề chính của người Chăm ở An Giang. Tuy vậy hiện nay nghề này đang dần mai một. Hiện tỉnh đang có những biện pháp hỗ trợ, khuyến khích duy trì nghề này.
    Bên cạnh đó, một điểm thu hút khách du lịch nữa đó là những ngôi nhà sàn độc lạ theo phong tục người Chăm An Giang. Nhà sàn ở nơi đây khác với nhà sàn của các dân tộc thiểu số nơi vùng cao. Nhà sàn tại Làng Chăm, An Giang rất cao và được sử dụng 100% gỗ quý nguyên chất như cà chất, căm xe, thậm chí sử dụng cả loại gỗ đắt giá giáng hương. Không gian nhà tinh tế, rộng rãi và thoáng mát.
    Đặc trưng nhà sàn làng Chăm đó là khi làm sẽ được chia thành loại nhà nhỏ 4 gian và nhà lớn 5 gian. Nhà sẽ được dựng mặt tiền hướng phía nam, có cầu thang gỗ lớn để di chuyển lên xuống. Nhà có 2 cửa cái ra vào hơi thấp so với người. Bên trong không có ghế mà thường tiếp khách hay ngồi với tấm chiếu hay thảm ngồi trên sàn gỗ. Thiết kế trong nhà sẽ có khung cửa với màn che ngăn cách với không gian nhà bên trong. Khu vực này sẽ dành cho con gái đàn bà, là nơi sinh hoạt mà đàn ông không được vào theo phong tục.
    Nhà của người Chăm (và cả người Việt) ở An Giang, do đặc trưng miền sông nước nên thường xây nhà sàn để tránh mực nước dâng lên mỗi năm. Các hộ dân ở đây sống dọc theo 2 bên bờ kênh Vĩnh An hay 2 bờ sông Hậu… Nhìn chung bởi vậy nên nhà của họ mặt trước thì giáp đường lớn mặt sau thường giáp kênh hoặc sông.
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    (Ảnh: Sưu Tầm)
     

    Các file đính kèm:

Chia sẻ trang này